1. Giới thiệu về giảng viên Khoa Thống kê:
Tổng số giảng viên trong khoa: 5
Trong đó: Tiến sỹ: 1; Thạc sỹ: 3; Cử nhân: 1
*
Trưởng khoa: Tiến sỹ: Trần Hồng Nhạn
;
Sđt: 0912.273.285
*
Phó Trưởng khoa:
*
Danh sách giảng viên:
TT |
Họ và tên |
Trình độ |
01 |
Trương Đăng Kha |
Thạc sỹ |
02 |
Lê Thị Thành |
Thạc sỹ |
03 |
Nguyễn Thị Hương |
Thạc sỹ |
04 |
Vũ Thị Nhung |
Cử nhân |
2. Vị trí và chức năng
Khoa là đơn vị quản lý hành chính cơ sở và chuyên môn thuộc trường, giúp Hiệu trưởng trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (nếu có). Trực tiếp quản lý các hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và quản lý học sinh sinh viên thuộc khoa theo Quy chế đào tạo và Quy chế công tác HSSV.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Quản lý giảng viên và sinh viên thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
2. Xây dựng chuẩn đầu ra, hồ sơ năng lực sinh viên tốt nghiệp theo vị trí việc làm, chương trình đào tạo các ngành, nghề theo từng trình độ thuộc Khoa theo sự phân công của Hiệu trưởng.
3. Tổ chức biên soạn đề cương, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập, chuyên đề, Module các môn học của chương trình đào tạo theo các trình độ.
4. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập, kế hoạch thực tập, thực hành nghề nghiệp và các hoạt động giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý chuyên môn của Khoa theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.
5. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, chỉ đạo thực tập nghề nghiệp cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
6. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học, ứng dụng công nghệ thuộc lĩnh vực đào tạo của Khoa.
7. Chủ động kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề đào tạo của Khoa để hợp tác, liên kết trong quá trình đào tạo.
8. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ, nhân viên thuộc Khoa.
9. Đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của học sinh sinh viên thuộc Khoa theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường và chuẩn đầu ra của các ngành nghề đào tạo.
10. Tổ chức và tham gia các hội thảo chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao, tham gia Hội giảng, dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên thuộc Khoa.
11. Tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống cho cán bộ giảng viên, nhân viên và học sinh sinh viên thuộc Khoa.
12. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các phòng thực hành nghề nghiệp, phòng máy và các cơ sở vật chất, thiết bị thuộc Khoa (nếu có).
13. Phối kết hợp với các đơn vị (chức năng, chuyên môn), các đoàn thể trong lĩnh vực công tác được phân công, tham gia tích cực trong công tác tư vấn tuyển sinh.
14. Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
4. Các học phần Khoa giảng dạy:
STT |
HỌC PHẦN |
01 |
Nguyên lý thống kê |
02 |
Thống kê kinh tế |
03 |
Thống kê xã hội |
04 |
Tin học thống kê |
05 |
Thống kê dân số |
06 |
Thống kê thương mại dịch vụ |
07 |
Phân tích hoạt động kinh doanh |
08 |
Thống kê doanh nghiệp |
09 |
Thống kê mức sống hộ gia đình |
10 |
Phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê |
5. Định hướng phát triển:
- Hoàn thiện tổ chức của khoa: cơ cấu bộ máy, đủ số lượng giảng viên.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, đáp ứng trình độ chuẩn đào tạo cử nhân cao đẳng, cử nhân đại học, thạc sỹ kinh tế.
- Nghiên cứu khoa học có hiệu quả thiết thực.
- Tăng cường đào tạo chuyên sâu và đào tạo nhiều cấp, nhiều hình thức.
- Ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác thống kê trong xã hội.
- Mở rộng và nâng cấp đào tạo, hòa nhập với thế giới về chất lượng, đẳng cấp đào tạo Thống kê.