Thứ ba, 8/10/2024

Quản lý

Facebook

Skip Navigation Links
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Giới thiệu Phòng  Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học:
Tổng số cán bộ trong phòng: 08
Trong đó:  Tiến sĩ : 01;  Thạc sỹ: 05; Cử nhân: 02
*Trưởng phòng:  TS. Vũ Thanh Hoa ; Sđt: 0888.635.689;
*Phó Trưởng phòng:  Thạc sỹ: Trần Vũ Minh Hoàng
*Danh sách cán bộ: 
TT Họ và tên Trình độ
01 Nguyễn Văn Giang Thạc sỹ
02 Nguyễn Thị Mai Thạc sỹ
03 Nguyễn Thị Kim Đức Cử nhân
04 Tống Thị Thủy Cử nhân
05 Đỗ Hoàng Phương  Thạc sỹ
06 Lê Thị Bích Giang Thạc sỹ

2.    Vị trí và chức năng

- Phòng Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu khoa học là đơn vị thuộc trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch, mục tiêu, chương trình đào tạo các ngành học, bậc học trong nhà trường đảm bảo chất lượng, tiến độ và đúng quy chế;  Tổ chức thực hiện công tác Khảo thí, kiểm định và Đảm bảo chất lượng giáo dục;

- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật công nghệ của cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên trong nhà trường; Tổ chức công tác thông tin khoa học; Công tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác học sinh sinh viên.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn

a. Công tác Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

- Giúp Hiệu trưởng xây dựng và tổ chức triển khai việc thực hiện kế hoạch, tiến độ đào tạo từng học kỳ, năm học, khoá học theo chương trình đào tạo của các ngành học, bậc học trong trường. Quản lý tiến độ giảng dạy, nề nếp lên lớp của giảng viên và các lớp học sinh sinh viên. Theo dõi và thực hiện chế độ định mức, thanh toán nghĩa vụ công tác đối với giảng viên.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, thi học kỳ, thi lại, thực tập, thực hành nghề nghiệp, xét và công nhận tốt nghiệp của các khoá, các lớp thuộc các hình thức đào tạo;

- Tổ chức thực hiện các công tác về đào tạo, tổng hợp đánh giá kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo.

- Thực hiện công tác báo cáo định kỳ về giáo dục đào tạo theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên môn và cấp trên.

- Tổ chức nghiên cứu xây dựng: mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường và phối hợp với các Khoa xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của các ngành nghề đào tạo.

- Quản lý và cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo đúng quy định.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường. Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về khoa học và công nghệ của cán bộ giảng viên nhà trường. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định, kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ trong nhà trường.

- Xây dựng các quy chế, văn bản hướng dẫn về giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, công tác học sinh sinh viên, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, các quy định về việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện công tác thanh tra chuyên môn, kiểm tra nề nếp lên lớp của giảng viên.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức các phong trào thi giáo viên giỏi các cấp.

b. Công tác Học sinh sinh viên

- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý toàn diện công tác HSSV, phối hợp với các Khoa, Phòng, giáo viên chủ nhiệm theo dõi việc xét điểm rèn luyện, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của HSSV. Áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong công tác quản lý HSSV.

-  Phối hợp theo dõi, đôn đốc HSSV nộp học phí. Phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra việc thực hiện Quy chế, nội quy, chương trình học tập và khuyến khích phát triển tài năng, nghiên cứu khoa học, công tác đảm bảo an ninh trật tự , giữ nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường trong HSSV.

- Theo dõi, thực hiện công tác giải quyết chế độ chính sách đối với HSSV.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng HSSV, báo cáo kịp thời Hiệu trưởng và chủ động đề xuất các biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến HSSV.

- Thực hiện báo cáo về công tác học sinh sinh viên đối với cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý cấp trên.

- Chủ trì và tổ chức thực hiện việc học chính trị đầu khoá, cuối khoá, công tác giáo dục truyền thống nhà trường, tuần sinh hoạt công dân theo Quy chế công tác HSSV. Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội HSSV và các đơn vị chức năng liên quan tổ chức nói chuyện thời sự ngoại khoá cho HSSV. Có biện pháp kịp thời ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các luồng tư tưởng, văn hoá đồi truỵ, các tệ nạn xã hội trong HSSV.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng, Đoàn TN, Hội HSSV tổ chức các phong trào thi đua, thi học sinh giỏi, văn hoá văn nghệ, TDTT, phát thanh, tuyên truyền trong HSSV. Định kỳ tổ chức cho HSSV gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo nhà trường.

- Phối hợp với Phòng TCHC quản lý nơi ăn, nơi ở của HSSV: ngăn nắp, an toàn, trật tự, vệ sinh. Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao của HSSV nội trú nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo HSSV.

- Tổ chức các hội nghị về công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý HSSV ngoại trú theo Quy chế HSSV ngoại trú, quản lý hồ sơ tạm trú của HSSV.

c. Công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các hình thức, phương thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo chương trình đào tạo của nhà trường.

- Tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả các bài thi học kỳ, kỳ thi phụ của nhà trường tổ chức.

- Tổ chức xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi kết thúc học phần, các môn học của các chương trình đào tạo.

- Tổ chức thực hiện việc thống kê và quản lý điểm học tập của học sinh sinh viên các hệ, các hình thức đào tạo theo đúng quy định. Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong công tác quản lý điểm của HSSV.

- Tổ chức thực hiện công tác Kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục cho đội ngũ giảng viên và các đơn vị có liên quan của trường.

d. Quản lý Thư viện trường: tổ chức phòng đọc và các hình thức phù hợp khác phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập. Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, thực hiện việc mua sắm tài liệu, sách báo. Chủ động xây dựng kế hoạch cung cấp giáo trình, tài liệu cho cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên nhà trường.

đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

         TIN TỨC PHÒNG ĐÀO TẠO & NCKH         
         TIN NỔI BẬT