Thứ hai, 9/12/2024

Quản lý

Facebook

Skip Navigation Links
          >

Chiều ngày 6/9, một nhóm chuyên gia độc lập xếp hạng đại học Việt Nam đã công bố xếp hạng đối với 49 trường đại học Việt Nam. Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đứng đầu trong bảng xếp hạng.

Nhóm chuyên gia thực hiện dự án xếp hạng đại học Việt Nam này gồm: TS. Lưu Quang Hưng , Melbourne, Australia; TS. Nguyễn Ngọc Anh, DEPOCEN, Việt Nam; TS. Giáp Văn Dương, GiapGroup, Việt Nam; TS. Ngô Đức Thế, Đại học Manchester, Anh Quốc; ThS. Trần Thanh Thủy , DEPOCEN, Việt Nam; ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền , Đại học Sư phạm TPHCM, Việt Nam

Những nhà khoa học tham gia Ban cố vấn và góp ý để hoàn thiện báo cáo là GS. Trần Nam Bình , Đại học New South Wales, Australia; GS. Lê Văn Cường , Đại học Paris 1, Pháp.

Nhóm đã thực hiện trong ba năm, lựa chọn trong hơn 100 trường đại học để công bố kết quả xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam có đầy đủ số liệu nhất.

Theo đó, top 10 trường đứng đầu trong danh sách này là Đại học Quốc gia Hà Nội (1), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2), Học viện Nông nghiệp (3), Đại học Đà Nẵng (4), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (5), Trường Đại học Cần Thơ (6), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (7), Đại học Huế (8), Trường Đại học Duy Tân (9), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10).

Điều gây ngạc nhiên là một số trường đại học trẻ, ít được biết đến hơn lại chiếm lĩnh vị trí cao trong bảng xếp hạng. Trường Đại học Tôn Đức Thắng vươn lên đứng thứ 2 về tổng thể, chỉ sau Đại học Quốc gia Hà Nội . Điều này có được là do thành tích vượt trội về công bố quốc tế, phản ánh thành quả của chính sách khuyến khích các tác giả trong và ngoài nước tham gia hợp tác để có ấn phẩm quốc tế đứng tên trường. Một trường khác là Đại học Duy Tân cũng có những đầu tư bài bản để vươn lên thứ hạng cao (9), chủ yếu là nhờ thành tích trong công bố quốc tế (thứ 3).

Các trường đại học thuộc khối kinh tế có tiếng đều có xếp hạng trung bình - mặc dù các cơ sở giáo dục đại học này đều có điểm thi đầu vào luôn thuộc top 10-30% của phổ điểm, sinh viên năng động, ra trường dễ kiếm được việc làm và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Cụ thể, trường Đại học Ngoại thương chỉ đứng ở vị trí giữa (thứ 23), cao hơn một chút so với các trường cùng ngành khác là trường Đại học Thương mại (thứ 29), trường Đại học Kinh tế Quốc dân (thứ 30) và Học viện Tài chính (thứ 40), Học viện Ngân hàng xếp thứ 47.

Nguyên nhân chủ yếu là sự hiện diện của các trường này trên các ấn phẩm khoa học quốc tế còn mờ nhạt, đồng thời có thể quy mô đào tạo lớn hơn so với năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ (đo bằng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên sinh viên). Đó là những rào cản và thách thức cho những nỗ lực cải cách của các trường này trong thời gian tới.

Các thước đo xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thành bộ tiêu chí do nhóm chuyên gia đưa ra là: 40% (nghiên cứu khoa học), 40% (giáo dục đào tạo) và 20% (cơ sở vật chất và quản trị).

Độc giả xem đầy đủ Bảng báo cáo xếp hạng đại học Việt Nam TẠI ĐÂY

Đánh giá và xếp hạng đại học đang là xu thế diễn ra của các quốc gia trên thế giới. Động lực chủ yếu của xu thế này là đòi hỏi nâng cao hơn nữa chất lượng và tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh một thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng.

Ở Việt Nam, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương phân tầng và xếp hạng các trường đại học và cao đẳng nhưng, hiện chưa có một bảng xếp hạng toàn diện các cơ sở giáo dục đại học chính thức nào được công bố.

Chính vì vậy, nhóm thực hiện nghiên cứu với mục đích khuyến khích các trường đại học minh bạch hóa thông tin về cơ sở của mình cũng như đẩy nhanh quá trình đổi mới tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.

Mục đích nhằm đề xuất một bộ tiêu chí giúp so sánh các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Bộ tiêu chí được lựa chọn sao cho có thể đo lường được bằng số liệu công khai và tự kiểm chứng độc lập.

Các nguyên lý được nhóm nghiên cứu áp dụng khi thiết lập bảng xếp hạng này là phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, định lượng, khả tín, khách quan và khuyến khích các trường hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Chẳng hạn, khi đánh giá các cơ sở giáo dục, nhóm không tính các bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước vào tiêu chí xếp hạng nếu như các tạp chí này không nằm trong danh mục ISI bởi hai lý do cho việc này. Thứ nhất, ở Việt Nam chưa có một cơ sở dữ liệu công khai nào về các ấn phẩm, tạp chí khoa học trong nước dưới dạng điện tử để người dùng có thể tra cứu các nghiên cứu đã xuất bản.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu cho rằng muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu, việc hướng các công trình của mình đăng trên những tập san khoa học quốc tế có chất lượng là điều nên khuyến khích, cũng là một trong những mục tiêu của nhóm khi xây dựng bảng xếp hạng này.

Thay vào đó, nhóm sử dụng thông tin về số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có chất lượng làm thước đo đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của trường. Một số tạp chí của Việt Nam cũng đã có mặt trong các danh mục này, và đương nhiên các bài báo đăng trên các tạp chí này đều được tính trong xếp hạng của nhóm.

Những nguyên tắc ấy được hình thành và sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng bảng xếp hạng, bao gồm: thu nhập số liệu, đưa ra các giả thiết và chấp nhận hạn chế, lựa chọn các thước đo về nghiên cứu khoa học, về giáo dục đào tạo và về cơ sở vật chất và quản trị hay thiết lập bộ tiêu chí với trọng số tương ứng.


ĐH Quốc gia Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam

ĐH Quốc gia Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam

Theo nhóm nghiên cứu, Bảng xếp hạng có thể được nhiều đối tượng khác nhau sử dụng. Đối với chính phủ, đây có thể được xem như một tài liệu tham khảo độc lập và sơ lược về một số chọn lọc cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Đối với học sinh và phụ huynh, bảng xếp hạng có thể được xem dùng phác họa về tương quan giữa các trường này trước khi đi sâu vào tìm hiểu về trường và ngành nghề mình cần quan tâm.

Đối với chính các cơ sở giáo dục đại học, bảng xếp hạng có thể được xem như một lăng kính giúp các trường nhìn lại những mặt mạnh và yếu của mình trong so sánh với cơ sở giáo dục bậc cao khác ở Việt Nam.

Được biết, nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện sáng kiến giáo dục độc lập và phi lợi nhuận xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Để đảm bảo sự khách quan, nhóm nghiên cứu không chịu sự ràng buộc với bất kỳ cơ sở giáo dục nào được đánh giá, không nhận tài trợ từ phía họ, cũng như không chịu một tác động bên ngoài nào trong quá trình xây dựng tiêu chí xếp hạng.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: "Bảng xếp hạng này chỉ có ý nghĩa tham khảo. Đánh giá một cơ sở giáo dục đại học cần rất nhiều tham số, thậm chí có những tham số không thể định lượng được. Kết quả của bảng xếp hạng chỉ phản ánh một phần chất lượng của cơ sở giáo dục. Vị trí cao thấp giữa hai cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn không có nghĩa trường này "tốt" hơn trường kia ở tất cả các mặt.

Bên cạnh đó, những trường nằm ngoài bảng xếp hạng không có nghĩa chúng có chất lượng "kém" hơn những trường được nếu trong báo cáo này. Chúng tôi do đó khuyến cáo không nên dùng những chỉ số kỹ thuật này làm thước đo chất lượng tổng thể của một cơ sở giáo dục đại học, một nhiệm vụ cần những đánh giá về giáo dục toàn diện và đầy đủ hơn".

Độc giả xem đầy đủ Bảng báo cáo xếp hạng đại học Việt Nam TẠI ĐÂY

Bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam do nhóm nghiên cứu độc lập thực hiện như sau:


Cơ sở giáo dục đại học

Điểm xếp hạng
tổng thế

Vị trí xếp hạng



Tổng thể

Nghiên cứu
khoa học

Giáo dục
và đào tạo

Cơ sở vật chất
và quản trị

Đại học Quốc gia Hà Nội

85.3

1

2

1

1

Trường ĐH Tôn Đức Thắng

72.0

2

1

5

24

HV Nông nghiệp

70.6

3

4

8

6

Đại học Đà Nẵng

68.7

4

6

4

18

Đại học Quốc gia TPHCM

67.8

5

5

2

39

Trường ĐH Cần Thơ

64.6

6

12

6

3

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

64.1

7

7

11

25

Đại học Huế

62.2

8

14

3

15

Trường ĐH Duy Tân

61.1

9

3

16

46

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

60.4

10

9

13

20

Trường ĐH Quy Nhơn

59.6

11

8

22

22

Trường ĐH Mỏ-Địa chất

57.8

12

15

10

26

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

56.9

13

10

34

4

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

56.7

14

13

25

10

Trường ĐH Lâm nghiệp

56.4

15

17

17

9

Trường ĐH Thủy lợi

56.4

16

16

18

11

Đại học Thái Nguyên

54.2

17

20

7

34

Trường ĐH Y-Dược TPHCM

53.3

18

18

40

2

Trường ĐH Xây dựng

52.9

19

27

9

23

Trường ĐH Y Hà Nội

51.2

20

11

44

19

Trường ĐH Vinh

50.4

21

24

15

30

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

50.2

22

19

23

37

Trường ĐH Ngoại thương

47.3

23

25

35

17

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM

46.1

24

21

20

48

Trường ĐH Đà Lạt

45.9

25

28

37

12

Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội

45.7

26

26

12

49

Trường ĐH Hàng hải

45.1

27

37

24

7

HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông

44.1

28

23

28

45

Trường ĐH Thương mại

43.4

29

41

14

5

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

43.3

30

29

19

43

Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

41.4

31

33

43

13

Trường ĐH Luật TPHCM

41.3

32

34

45

8

Trường ĐH Tây Nguyên

40.6

33

32

29

36

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

39.7

34

35

26

40

Trường ĐH Dược Hà Nội

39.6

35

22

48

27

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM

39.5

36

36

31

33

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

39.0

37

31

32

42

Trường ĐH Hoa Sen

37.3

38

30

36

47

Trường ĐH Hà Nội

36.6

39

40

41

16

HV Tài chính

36.0

40

44

27

14

Trường ĐH Sư phạm TPHCM

35.8

41

38

38

32

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

35.5

42

39

33

29

HV Báo chí và Tuyên truyền

29.7

43

49

21

31

Trường ĐH Y-Dược Thái Bình

27.4

44

48

30

28

HV Ngoại giao

26.3

45

43

47

21

Trường ĐH Luật Hà Nội

24.4

46

46

39

44

HV Ngân hàng

24.2

47

47

42

38

Trường ĐH Văn hóa

23.7

48

45

46

35

Trường ĐH Y-Dược Hải Phòng

23.2

49

42

49

41


*Nhóm nghiên cứu không đưa vào trong danh sách này cơ sở giáo dục thuộc khối an ninh, quân đội, chính trị (Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện Quốc phòng, v.v..), các cơ sở giáo dục đại học mới thành lập, một số trường liên kết với nước ngoài, một số cơ sở giáo dục đại học địa phương, chủ yếu vì thiếu số liệu công khai hoặc đáng tin cậy. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chưa xếp hạng các trường cao đẳng hoặc tương đương.

(Theo http://dantri.com.vn)

 

TIN NỔI BẬT